King County Navigation Bar (text navigation at bottom)
Public Health - Seattle & King County
Site Directory

Public Health Webpage Directory

Public Health Center & Office Locations

For Care Providers

Health Advisories & Resources

For Educators

Health Educators Toolbox

About Us

History & Profile

Jobs

Employee Directory

Contact Us

Public Health
Seattle & King County
999 3rd Ave, Ste. 1200
Seattle, WA 98104

Click here to email us

Phone: 206-296-4600
TTY Relay: 711

magnifying glass Advanced Search
Search Tips
Home » Communicable disease facts » Pertussis facts in Vietnamese

Communicable Diseases and Epidemiology
Bệnh Ho Gà

gray bullet

BỆNH NÀY LÀ GÌ?

gray bullet

BIẾN CHỨNG

gray bullet

CÁC TRIỆU CHỨNG

gray bullet

BỆNH LÂY TRUYỀN NHƯ THẾ NÀO?

gray bullet

AI BỊ BỆNH NÀY?

gray bullet

ĐIỀU TRỊ

gray bullet

PHÒNG NGỪA


BỆNH NÀY LÀ GÌ?

  • Bệnh ho gà là một bệnh nhiễm vi khuẩn rất dễ lây và gây ho với sốt nhẹ hoặc không bị sốt.
  • Ho có thể dẫn đến nôn mửa hoặc nôn ọe. Một vài người nhiễm bệnh bị ho “khúc khắc” khi hít hơi vào sau cơn ho.

BIẾN CHỨNG

  • Bệnh ho gà nguy hiểm nhất cho ấu nhi dưới 1 tuổi và có thể phải vào bệnh viện và phát triển qua bệnh viêm phổi, co giật, và hiếm khi, bị tổn thương não hoặc tử vong.
  • Trẻ sơ sinh có thể bị bệnh ho gà từ những người trong nhà hoặc những người khác đang bị bệnh.
  • Các biến chứng nghiêm trọng ít xảy ra ở trẻ lớn hơn và người lớn.

CÁC TRIỆU CHỨNG

  • Các triệu chứng xuất hiện từ 6 đến 21 ngày (trung bình 7-10) sau khi có tiếp xúc với một người bị bệnh.
  • Bệnh ho gà thường bắt đầu với những triệu chứng của bệnh cảm (sổ mũi, ho) tiếp theo là những cơn ho nặng có thể kéo dài 1-2 tháng.
  • Nôn mửa có thể xảy ra sau những cơn ho.
  • Người bệnh có thể nhìn và cảm thấy khỏe mạnh giữa những lần bị ho.
  • Các trẻ em ở lứa tuổi đi học được chính ngừa, trẻ vị thành niên và người lớn có những triệu chứng nhẹ hơn các trẻ nhỏ.

BỆNH LÂY TRUYỀN NHƯ THẾ NÀO?

  • Bệnh ho gà bị lây truyền từ những tiếp xúc gần gũi qua những giọt nước li ti từ miệng và mũi khi một người bệnh ho, hắt hơi nhảy mũi hoặc nói chuyện.
  • Những người được điều trị bằng thuốc kháng sinh có thể lây bệnh cho đến 5 ngày đầu kết thúc việc điều trị đúng cách bằng thuốc kháng sinh.

AI BỊ BỆNH NÀY?

  • Những người không có chích ngừa hoặc không chích ngừa đủ có nhiều nguy cơ bị bệnh nặng.
  • Nhiều ca bệnh xảy ra ở người lớn và trẻ em vì thuốc ngừa chỉ có thể phòng bệnh trong 5 đến 10 năm sau khi chích liều cuối cùng.
  • Thuốc ngừa bệnh ho gà bảo vệ các trẻ nhỏ không bị bệnh nặng và tử vong, nhưng ngay cả những người được chính ngừa vẫn có thể bị nhiễm bệnh ho gà nhẹ.

ĐIỀU TRỊ

  • Các thuốc kháng sinh hoạt động chống lại bệnh ho gà được dùng để chữa trị và ngăn ngừa lây lan bệnh ho gà qua người khác, đặc biệt là cho những ấu nhi, phụ nữ có thai, và những người trong gia đình của họ.
  • Uống nhiều nước để tránh bị mất nước.

PHÒNG NGỪA

  • Thuốc ngừa ho gà được bao gồm trong thuốc ngừa DTaP (cùng với thuốc phòng bệnh bạch hầu và uốn ván).
    • Trước 7 tuổi, trẻ em nên có 5 liều thuốc ngừa DTaP.
    • Các liều này thường được cấp vào lúc 2, 4, 6, và 15-18 tháng* và 4 – 6 tuổi.
    • Liều thứ tư có thể được cấp sớm nhất là vào lúc 12 tháng tuổi.
    • Vào năm 2005, liều thuốc dậm DTaP được khuyến khích nên cấp cho thi
  • Những người bị ho gà nên ở nhà và tránh tiếp xúc gần gũi với người khác cho đến khi kết thúc 5 ngày điều trị bệnh ho gà bằng thuốc kháng sinh.
  • Nếu quý vị sống chung hoặc có tiếp xúc gần gũi với một người bị bệnh ho gà, quý vị có thể cần phải dùng thuốc kháng sinh để phòng ngừa bệnh ho gà – hãy liên lạc với bác sĩ của quý vị.
  • Những người bị bất cứ bệnh ho nào nên tránh tiếp xúc với ấu nhi và những phụ nữ mang thai, bao gồm thăm viếng hoặc làm việc trong các khu vực chuẩn bị sinh đẻ, sinh đẻ, và phòng ấu nhi trong bệnh viện và trong các môi trường chăm sóc trẻ.
  • Tránh dùng chung với các ấu nhi bất cứ thức ăn nào, đồ chơi, hoặc đồ vật khác mà có thể đã bị ô nhiễm từ các chất dịch tiết ra từ miệng hoặc mũi của một người khác.

Báo cáo ngay lập tức tất cả các ca bệnh đến Y Tế Công Cộng bằng cách gọi (206) 296-4774.

Updated: Tuesday, August 22, 2006 at 11:24 AM

All information is general in nature and is not intended to be used as a substitute for appropriate professional advice. For more information please call 206-296-4600 (voice) or TTY Relay: 711. Mailing address: ATTN: Communications Team, Public Health - Seattle & King County, 999 3rd Ave., Suite 1200, Seattle, WA 98104 or click here to email us.

King County | Public Health | News | Services | Comments | Search

Links to external sites do not constitute endorsements by King County.
By visiting this and other King County web pages, you expressly agree to be bound by terms
and conditions of the site. The details.