King County Navigation Bar (text navigation at bottom)
Public Health - Seattle & King County
Site Directory

Public Health Webpage Directory

Public Health Center & Office Locations

For Care Providers

Health Advisories & Resources

For Educators

Health Educators Toolbox

About Us

History & Profile

Jobs

Employee Directory

Contact Us

Public Health
Seattle & King County
401 5th Ave., Suite 1300
Seattle, WA 98104

Click here to email us

Phone: 206-296-4600
TTY Relay: 711

magnifying glass Advanced Search
Search Tips
Home » Communicable disease facts » Influenza facts in Vietnamese

Communicable Diseases and Epidemiology
Bệnh Cúm & Vaccin Ngừa Bệnh Cúm

BỆNH CÚM LÀ GÌ?

Bệnh cúm là một bệnh hô hấp, truyền nhiễm do một siêu vi khuẩn gây ra. Biến chứng tầm trọng, chính của bệnh cúm là viêm phổi và những bệnh mãn tính trở nặng.

BỆNH CÚM LÂY LAN NHƯ THẾ NÀO?

  • Bệnh cúm lây từ người sang người chủ yếu qua các chất tiết hô hấp hoặc các hạt li ti (như đờm, nước dãi, chất nhầy) chứa các siêu vi bệnh cúm và lây lan khi ho hoặc hắt hơi.
  • Những hạt li ti này có thể văng vào miệng, mũi và họng của người đứng gần người bệnh (trong vòng 3-6 feet).
  • Cúm cũng có thể lây lan qua tiếp xúc với chất tiết hô hấp nhiễm siêu vi trên tay của người bị nhiễm hoặc những vật khác và bề mặt khác.

ĐIỀU GÌ XẢY RA KHI QUÝ VỊ BỊ CÚM?

Người bị cúm cảm thấy "yếu toàn thân". Những triệu chứng điển hình bao gồm:

  • Sốt, ớn lạnh, suy yếu, ăn mất ngon, và đau đầu, lưng, tay và chân.
  • Có thể bị sưng họng, buồn nôn và cay mắt.
  • Sốt (có thể cao đến 104° F) và những triệu chứng nặng của bệnh cúm có thể kéo dài 3-7 ngày, nhưng người ta cảm thấy mệt và yếu lâu hơn.
  • Có thể gặp buồn nôn, nôn, và tiêu chảy ở nhũ nhi và trẻ em.
  • Các biến chứng bao gồm mất nước, viêm phổi và các bệnh mãn tính trở nặng như suyễn, viêm phế quản, bệnh tim, và tiểu đường.

BỆNH CÚM CÓ ĐƯỢC COI LÀ TRẦM TRỌNG KHÔNG?

  • Đối với người lớn và trẻ em khỏe mạnh, bệnh cúm thường không phải là bệnh trầm trọng.
  • Đối với trẻ em dưới một tuổi và tất cả những người bị bệnh mãn tính như tiểu đường, suyễn, bệnh tim hoặc phổi; bệnh cúm có thể rất nặng, dẫn đến nhập viện và ngay cả tử vong. Những người này bị coi là có nguy cơ biến chứng từ bệnh cúm cao.

BỆNH CÚM VÀ BIẾN CHỨNG TỪ BỆNH CÚM ĐƯỢC PHÒNG NGỪA NHƯ THẾ NÀO?

  • Cách tốt nhất để ngừa bệnh cúm là tiêm vaccin. Tiêm vaccin giúp hệ miễn dịch của cơ thể chiến đấu với siêu vi bệnh cúm.
  • Rửa tay thường xuyên hoặc sử dụng chất vệ sinh tay có chứa cồn và che miệng và mũi khi ho.
  • Tránh tiếp xúc với người bệnh.
  • Ở nhà không đi làm hoặc đi học khi quý vị bị sốt và ho.

BỆNH CÚM VÀ BIẾN CHỨNG TỪ BỆNH CÚM ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?

  • Liên lạc với nhà cung cấp dịch vụ y tế khi quý vị bị sốt cao hoặc những triệu chứng trầm trọng khác.
  • Đối với bệnh cúm không biến chứng, nhân viên y tế của quý vị sẽ cho quý vị uống nước và nghỉ ngơi tại nhà.
  • Nhân viên y tế có thể kê toa thuốc kháng siêu vi để phòng ngừa biến chứng ở những người có nguy cơ cao, nhưng phải dùng sớm khi nhiễm siêu vi, thường là trong vòng 48 giờ.
  • Các thuốc kháng siêu vi cũng có thể được kê toa để phòng ngừa nhiễm siêu vi ở những người phơi nhiễm với bệnh cúm.
  • Kháng sinh không hiệu quả với bệnh cúm.

AI NÊN TIÊM VACCIN CÚM?

Nên tiêm vaccin cho người có nguy cơ cao nhiễm siêu vi bệnh cúm trầm trọng VÀ người có thể lây bệnh cúm cho người có nguy cơ cao, bao gồm:

  • Tất cả trẻ em từ 6-59 tháng tuổi
  • Tất cả những người từ 50 tuổi trở lên
  • Phụ nữ sẽ mang thai trong mùa cúm
  • Người lớn và trẻ em bệnh mãn tính như bệnh tim, bệnh phổi (kể cả suyễn), bệnh thận, hoặc tiểu đường
  • Trẻ em và thiếu niên 6 tháng đến 18 tuổi điều trị aspirin lâu dài có nguy cơ bị hội chứng Reyes
  • Người bệnh cơ hoặc thần kinh (như động kinh hoặc bại não nặng) có thể dẫn tới vấn đề về khả năng thở hoặc nuốt hoặc ho khó khăn
  • Người có hệ thống miễn dịch suy yếu do bệnh HIV/AIDS hoặc bệnh khác, điều trị lâu dài bằng những thuốc như các steroid, hoặc điều trị ung thư bằng bức xạ hoặc thuốc
  • Cư dân của những nhà điều dưỡng và cơ sở chăm sóc dài hạn khác
  • Nhân viên y tế
  • Tiếp xúc gia đình bình thường (kể cả trẻ em) và chăm sóc em bé dưới 5 tuổi và người trên 50 tuổi, nhất là tiếp xúc với trẻ dưới 6 tháng tuổi
  • Tiếp xúc gia đình bình thường (kể cả trẻ em) và người chăm sóc người có bệnh làm họ có nguy cơ cao cho biến chứng nặng từ bệnh cúm
  • Tất cả mọi người, kể cả trẻ em tuổi đi học, muốn giảm nguy cơ bệnh cúm hoặc lây cúm cho người khác

VACCIN NGỪA BỆNH CÚM CÓ AN TOÀN KHÔNG?

  • Có. Hầu hết mọi người ít hoặc không phản ứng với vaccin này và người phản ứng sẽ khỏe lại trong 1-2 ngày.
  • Cứ bốn người thì có một người có thể bị sưng nhẹ, đỏ hoặc đau chỗ tiêm vaccin.
  • Người nhận vaccin cúm ở mũi có thể bị nhảy mũi, nghẹt mũi và rát họng.
  • Hiếm gặp phản ứng nặng.

CÓ NHỮNG LOẠI VACCIN NÀO?

Có hai loại vaccin cúm: tiêm và phun qua đường mũi.

  • Có thể tiêm cho bất cứ ai từ 6 tháng tuổi trở lên. Đối với phụ nữ mang thai và những người bệnh mãn tính tăng nguy cơ cúm nặng, đây là lựa chọn tốt nhất.
  • Vaccin cúm dùng qua đường mũi (LAIV hoặc “Flumist”) là một sự lựa chọn tốt để bảo vệ người khỏe mạnh từ 2-49 tuổi.
  • Những nhóm sau đây KHÔNG được dùng vaccin cúm qua đường mũi:
    • Người bệnh tim hoặc phổi mãn tính như suyễn hoặc bệnh đường khí quản nhạy cảm
    • Người bệnh tiểu đường hoặc suy thận
    • Người bị suy yếu hệ miễn dịch hoặc người dùng thuốc có thể làm suy yếu hệ miễn dịch
    • Phụ nữ mang thai
    • Trẻ em từ 2-5 tuổi bị ho gà
  • Quý vị không thể mắc bệnh cúm do tiêm vaccin cúm.
  • Để biết thêm thông tin về vaccin cúm hoặc vaccin cúm dùng qua đường mũi vui lòng xem:

QUÝ VỊ CÓ THỂ MẮC BỆNH CÚM VÀO NĂM TỚI DÙ QUÝ VỊ ĐÃ TIÊM NGỪA TRONG NĂM NAY KHÔNG?

  • Có, vì siêu vi bệnh cúm thay đổi mỗi năm và hệ miễn dịch của cơ thể không thể phòng ngừa loại siêu vi đã thay đổi. Đó là lý do tại sao phải tiêm ngừa mỗi năm.
  • Mỗi năm, vaccin cúm mới được chế tạo ra để chống lại bệnh cúm dự kiến gây bệnh cúm năm đó.
  • Những vaccin cúm chống lại ba loại bệnh cúm: hai loại cúm A và một loại cúm B.

Updated: Wednesday, December 26, 2007 at 04:50 PM

All information is general in nature and is not intended to be used as a substitute for appropriate professional advice. For more information please call 206-296-4600 (voice) or TTY Relay: 711. Mailing address: ATTN: Communications Team, Public Health - Seattle & King County, 401 5th Ave., Suite 1300, Seattle, WA 98104 or click here to email us.

King County | Public Health | News | Services | Comments | Search

Links to external sites do not constitute endorsements by King County.
By visiting this and other King County web pages, you expressly agree to be bound by terms
and conditions of the site. The details.