King County Navigation Bar (text navigation at bottom)
Public Health - Seattle & King County
Site Directory

Public Health Webpage Directory

Public Health Center & Office Locations

For Care Providers

Health Advisories & Resources

For Educators

Health Educators Toolbox

About Us

History & Profile

Jobs

Employee Directory

Contact Us

Public Health
Seattle & King County
401 5th Ave., Suite 1300
Seattle, WA 98104

Click here to email us

Phone: 206-296-4600
TTY Relay: 711

magnifying glass Advanced Search
Search Tips
Home » Communicable disease facts » Measles facts in Vietnamese

Communicable Diseases and Epidemiology
Bệnh sởi (Rubeola)

gray bullet

BỆNH NÀY LÀ GÌ?

gray bullet

CÁC TRIỆU CHỨNG

gray bullet

CÁC BIẾN CHỨNG

gray bullet

BỆNH LÂY NHƯ THẾ NÀO?

gray bullet

AI CÓ NGUY CƠ BỊ BỆNH?

gray bullet

PHÒNG NGỪA


BỆNH NÀY LÀ GÌ?

  • Bệnh sởi (còn được gọi là “rubeola” và bệnh sởi “10 ngày”, sởi “cứng” và sởi “đỏ”) là một bệnh nghiêm trọng gây sốt, mẩn đỏ, và các biến chứng khác.
  • Bệnh sởi bị gây từ một siêu vi khuẩn và lây truyền rất dễ dàng từ người này qua người khác.
  • Đừng nhầm lẫn bệnh sởi với bệnh ban đào mà còn được gọi là bệnh sởi ‘Đức’ hoặc sởi ‘3 ngày’.

CÁC TRIỆU CHỨNG

  • Các triệu chứng bắt đầu khoảng 10 ngày sau khi bị nhiễm và cơn bệnh kéo dài từ 1 đến 2 tuần.
  • Cơn bệnh bắt đầu với chứng sổ mũi, mắt ướt và bị chảy nước mắt, ho, và sốt cao.
  • Trong vài ngày đầu, các chấm trắng nhỏ li ti xuất hiện trong miệng.
  • Sau 2 đến 4 ngày, ban đỏ, sần sẽ nổi trên mặt rồi lan xuống người và ra đến tay chân. Ban thường kéo dài 4 đến 7 ngày và nổi lên khoảng 14 ngày sau khi bị nhiễm.
  • Những người bị sởi rất dễ truyền nhiễm trong 1 tuần trước và ít nhất 4 ngày sau khi ban bắt đầu nổi.

CÁC BIẾN CHỨNG

  • Bệnh sởi có thể dẫn đến viêm tai, tiêu chảy, viêm phổi, và viêm não (sưng não có thể dẫn đến co giật, điếc, hoặc tàn tật tâm trí) và hiếm khi dẫn đến tử vong.
  • Bệnh sởi có thể gây hư thai hoặc sinh con sớm ở những phụ nữ có thai.

BỆNH LÂY NHƯ THẾ NÀO?

  • Siêu vi khuẩn được tìm thấy trong những giọt nước li ti và các chất tiết ra từ mũi và họng của người bị sởi có thể làm ô nhiễm các đồ vật mà những người khác có thể sờ mó vào.
  • Siêu vi khuẩn bệnh sởi cũng có thể bị lây từ việc hít thở không khí nơi có người bị bệnh ở đó (cho đến 2 giờ đồng hồ sau khi người bị bệnh có mặt ở đó).

AI CÓ NGUY CƠ BỊ BỆNH?

  • Ấu nhi dưới 1 tuổi (vì các bé còn quá nhỏ để được chích ngừa).
  • Những người chưa được nhận thuốc ngừa bệnh sởi vì bất kỳ lý do gì.
  • Những người đã được chích ngừa bằng một loại thuốc ngừa mà siêu vi khuẩn đã bị vô hiệu hóa có từ 1963-1967, và chưa được chích ngừa lại lần nữa.
  • Những người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu, ấu nhi, và phụ nữ mang thai là những người có nhiều nguy cơ bị sởi nặng.
  • Những người nhận globulin miễn dịch cận với thời gian mà họ được chủng ngừa chống bệnh sởi.
  • Những người sanh trước 1957 thường được cho là miễn dịch vì rất có thể là họ đã có mắc bệnh này rồi.

PHÒNG NGỪA

  • Bệnh sởi có thể được phòng ngừa qua thuốc ngừa.
  • Tiểu Bang Washington quy định rằng tất cả các trẻ em phải có hồ sơ trình việc chủng ngừa bệnh sởi để được nhập học hoặc vào một trung tâm chăm sóc trẻ vào ban ngày hoặc nhà trẻ.
  • Thuốc ngừa bệnh sởi được kết hợp với các thuốc ngừa cho bệnh quai bị và ban đào và được biết là thuốc ngừa MMR.
  • Thuốc ngừa bệnh sởi được cấp cho trẻ nhỏ khi chúng được 12 đến 15 tháng tuổi. Một mũi chích MMR thứ hai được quy định phải có để nhập học mẫu giáo hoặc lớp 6 (tùy theo năm sinh).
  • Những người bị bệnh sởi nên hạn chế các tiếp xúc của họ với người khác cho đến khi ít nhất là trọn 4 ngày kể từ lúc ban nổi lên lần đầu tiên.
  • Những người nào đã có tiếp xúc với một người bị bệnh sởi nên tham khảo với bác sĩ của họ ngay lập tức. Nếu họ chưa được chích ngừa, thuốc ngừa bệnh sởi có thể giúp phòng ngừa nhiễm bệnh nếu thuốc được cấp cho trong vòng ba ngày kể từ ngày bị nhiễm.
  • Globulin miễn dịch có thể giúp ngăn ngừa nhiễm bệnh cho những ai không thể nhận thuốc ngừa khi được cấp cho trong vòng sáu ngày từ khi bị nhiễm.

Báo cáo ngay lập tức tất cả các ca bệnh đến Y Tế Công Cộng bằng cách gọi (206) 296-4774.

Updated: Wednesday, August 23, 2006 at 04:10 PM

All information is general in nature and is not intended to be used as a substitute for appropriate professional advice. For more information please call 206-296-4600 (voice) or TTY Relay: 711. Mailing address: ATTN: Communications Team, Public Health - Seattle & King County, 401 5th Ave., Suite 1300, Seattle, WA 98104 or click here to email us.

King County | Public Health | News | Services | Comments | Search

Links to external sites do not constitute endorsements by King County.
By visiting this and other King County web pages, you expressly agree to be bound by terms
and conditions of the site. The details.